EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

Nhiệt điện Phả Lại: đồng bộ triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số trong năm 2025

Thứ bảy - 15/03/2025 15:46    Đã xem: 26    0
Thực hiện theo chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về "Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam", Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, hướng đến mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2030.
Mô hình chuyển đổi số trong nhà máy điện

Chuyển đổi số, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đang là yếu tố quyết định sự phát triển của các Doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới của Đất nước, là thách thức lớn, cơ hội lớn và là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại vững mạnh của Doanh nghiệp trong tương lai.

Trước những yêu cầu cơ bản, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã nhanh chóng nắm bắt, từng bước xây dựng hạ tầng công nghệ số tiên tiến, phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị, chủ động, tích cực phát triển khoa học, công nghệ, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, Công ty đã và đang triển khai tất cả các nhiệm vụ chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nỗ lực, tự chủ về công nghệ, phát triển công nghệ chiến lược, công nghệ lõi, làm căn cơ, từng bước làm chủ công nghệ số, hoàn thiện quá trình chuyển đổi số tại Đơn vị.

Theo lộ trình, trong năm 2025, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả lại sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ chuyển đổi số, trong đó sẽ tập trung trọng điểm vào các lĩnh vực như sau:

Trong lĩnh vực đào tạo: Năm 2025, Công ty sẽ bổ sung, hoàn thiện xây dựng 24 bài giảng Elearning và Microlearning để truyền tải kiến thức tới người học một cách chi tiết hơn, không bị giới hạn về không gian - thời gian, CBCNV Công ty có thể học tập tại mọi lúc, mọi nơi với hiệu quả vượt trội hơn.

Trong lĩnh vực quản lý cơ sở dữ liệu:

Nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu (CSDL) của hệ thống phần mềm PMIS: 100% thiết bị điện được số hóa, được cập nhật đầy đủ về số lượng và thông tin theo quy định vào hệ thống phần mềm PMIS. Nâng cấp hệ thống PMIS với kiến trúc mới đáp ứng yêu cầu quản lý. Trong đó, tập trung khai thác dữ liệu các hệ thống điều khiển, giám sát, vận hành như SCADA/EMS/DMS, OCC và các phần mềm điều khiển tại trạm/nhà máy điện. Tích hợp thông tin và liên thông với hệ thống phần mềm khác.

Thực hiện 100% các vật tư thiết bị mua sắm cho dự án được quản lý trong CSDL giá toàn EVN; Hoàn thiện 100% các dự án nguồn điện ứng dụng QR Code để quản lý vật tư, thiết bị, từ khâu chế tạo đến khâu lắp đặt.

Hoàn thiện ứng dụng phục vụ người lao động với tiêu chí 100% CBCNV có chức trách, nhiệm vụ được cấp chữ ký số và áp dụng trong các ứng dụng quản lý/giao dịch nội bộ.

Trong lĩnh vực sửa chữa bảo dưỡng thiết bị:

Hoàn thiện đưa vào ứng dụng đối với những hệ thống thiết bị đã được phân tích RCM từ năm 2020, 2021, 2022 và 2023 (44 hệ thống thiết bị thuộc Dây chuyền 2 đã được phân tích). Tập trung nguồn lực để phân tích RCM các hệ thống còn lại, để công tác bảo trì bảo dưỡng sẽ dựa trên độ tin cậy của thiết bị.

Nâng cấp hệ thống điều khiển băng tải than Dây chuyền 1 từ Analog sang điều khiển số, giám sát thông minh. Bên cạnh đó, số hóa hệ thống đo chất lượng than online của các Dây chuyền.

 
Mô hình hệ thống giám sát chất lượng than online

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để chuẩn đoán cảnh báo tình trạng thiết bị hệ thống DC và ắc quy; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để chuẩn đoán cảnh báo tình trạng phóng điện cục bộ máy phát điện; Ứng dụng Công nghệ AI trong giám sát hệ thống đo đếm điện năng và giảm thiểu sản lượng điện năng phát sai khác so với sản lượng huy động theo lệnh điều độ (Qdu) trong sản xuất điện…

Trong lĩnh vực quản trị:

Ứng dụng AI, kết hợp với nền tảng phân tích dữ liệu lớn, hoàn thiện mô hình ứng dụng CNTT trong quản trị tài chính hiện đại để thiết lập môi trường, mô hình tính toán và cân đối tài chính trong toàn Tập đoàn; Nâng cấp hệ thống báo cáo sử dụng trên app mobile phục vụ công tác quản lý.

Ứng dụng CNTT trong quản trị tài chính hiện đại: Hoàn thiện mô hình ứng dụng CNTT trong quản trị tài chính hiện đại để thiết lập môi trường, mô hình tính toán và cân đối tài chính trong toàn Tập đoàn; Nâng cấp hệ thống báo cáo sử dụng trên app moble phục vụ công tác quản lý.

Giám sát công trình: triển khai 100% các dự án nguồn được giám sát, quản lý bằng hệ thống camera; Ứng dụng công nghệ số như AI, camera thông minh nhận diện hình ảnh và chụp ảnh nhiệt, để giám sát chất lượng thi công của nhà thầu cũng như an toàn lao động trên các công trường như nhà máy điện.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng:

Hoàn thiện phần mềm ĐTXD phiên bản 2.0; Mở rộng ứng dụng công nghệ mới trong khâu khảo sát thiết kế cho các dự án nguồn.

Ứng dụng công nghệ làm việc cộng tác giữa chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu; Ứng dụng công nghệ AI để: (i) Phân tích giá vật tư thiết bị trong khâu thẩm tra/phê duyệt dự toán; (ii) Giám sát an toàn lao động, đánh giá việc tuân thủ của nhà thầu; (iii) Phân tích hình ảnh để nhận diện hình ảnh trong các bước thi công, mục tiêu là ứng dụng công nghệ này tại 100% các dự án.

 
Hội thảo ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, vận hành nhà máy điện và sản xuất công nghiệp

Ngoài ra, Công ty tiếp tục hoàn thiện các giải pháp tự động hóa đang triển khai trong năm 2025, nghiên cứu ứng dụng và khai thác Internet vạn vật công nghiệp hay IoT công nghiệp (IIoT - Industrial Internet of Things) trong hệ thống mạng điều khiển công nghiệp, kết nối máy móc, cảm biến, máy tính và con người với nhau, sử dụng các thuật toán, công nghệ phân tích dữ liệu tiên tiến thông minh để giúp Đơn vị đưa ra các quyết định chính xác trong công tác quản lý (dự đoán thời gian bảo trì, theo dõi tình trạng thiết bị,...); Nghiên cứu, ứng dụng nhà máy điện thông minh (smart factory) vào sản xuất điện…
 
Nghiên cứu ứng dụng Smart Factory vào sản xuất điện. Ảnh: sưu tầm

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước, đồng thời để hoàn thiện chuyển đổi số, phải có một chiến lược dài hạn, không chỉ tiêu tốn về chi phí mà còn cần có sự đầu tư về thời gian. Tuy nhiên, Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại quyết tâm cùng với EVN/EVNGENCO2 nỗ lực phấn đấu hoàn thành công cuộc cách mạng 4.0 trong tương lai, đưa Doanh nghiệp vươn mình bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ số.
 
Nguyễn Đức Nam - PPC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây