EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

Gỡ vướng các dự án điện mặt trời, điện gió tại Ninh Thuận

Thứ ba - 06/08/2019 13:43    Đã xem: 2227    0
Được xem là một trong những địa phương sở hữu nhiều dự án nhà máy điện mặt trời nhất Việt Nam – Ninh Thuận đang có hàng loạt dự án điện mặt trời "khủng", với tiềm năng phát triển bậc nhất khu vực Nam miền Trung...
Gỡ vướng các dự án điện mặt trời, điện gió tại Ninh Thuận
Ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có buổi làm việc để nghe báo cáo tiến độ triển khai các dự án điện gió, điện mặt trời trên địa bàn tỉnh.
 
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh với tổng công suất hơn 1.966 MW. Theo đó, UBND tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 31 dự án với quy mô công suất 1.816,79 MW cùng tổng vốn đăng ký 49.997 tỷ đồng.
 
Tính đến ngày 30/6/2019, tỉnh có 15 dự án điện mặt trời đã hoàn thành đầu tư, đưa vào vận hành thương mại; 9 dự án đã tiến hành khởi công và 7 dự án đang hoàn tất thủ tục để khởi công.
 
Đối với dự án điện gió, trên cơ sở Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh đã được Bộ Công thương phê duyệt, UBND tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 13 dự án với quy mô công suất 681,25 MW với tổng vốn đăng ký 25.855 tỷ đồng. Hiện có 3 dự án đã hoàn thành đầu tư đưa vào hoạt động.
 
Về thực trạng đầu tư, các doanh nghiệp điện mặt trời và điện gió trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cho biết, hiện các đơn vị này đang gặp vướng mắc khâu đền bù giải phóng mặt bằng; đất dự án liên quan đất rừng; chưa hoàn thành thỏa thuận đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện với EVN… dẫn đến một số dự án chậm triển khai theo cam kết với tỉnh.
 
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận cũng khẳng định, vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng khó khăn là do một số hộ dân chưa đồng thuận với chính sách hỗ trợ liên quan đến các quy định đền bù, hỗ trợ về đất vượt định mức; tài sản, công trình xây dựng trên đất sản xuất nông nghiệp. Do đó, lãnh đạo Sở đề nghị các doanh nghiệp cũng nên xem xét, đánh giá thực tế để có thêm một phần hỗ trợ phù hợp với chính sách đền bù cho người dân trong vùng dự án.
 
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận, bên cạnh một số nguyên nhân khách quan dẫn đến chậm tiến độ của một số dự án điện mặt trời, điện gió thì hiện trên địa bàn tỉnh có 4 dự án chậm tiến độ trên 12 tháng; Sở đã kiểm tra hiện trạng, lập biên bản và đang tiến hành lập cơ sở pháp lý, tham mưu UBND tỉnh chấm dứt hoạt động nếu đủ điều kiện.
 
Ông Phạm Văn Hậu chia sẻ các khó khăn với doanh nghiệp, yêu cầu các sở ngành tập trung xử lý dứt điểm vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án. Tuy nhiên, một số dự án nhà đầu tư chưa thật sự quyết tâm, nhiều dự án dù đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư nhưng chưa có động thái thực hiện, trong khi chính sách ưu đãi về giá điện đối với các dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận đến năm 2020 là kết thúc. Do đó, Phó Chủ tịch UBND Ninh Thuận tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục theo dõi hỗ trợ, đôn đốc xử lý các dự án vi phạm tiến độ đầu tư theo quy định. 
 
Điện mặt trời phát triển nóng, lưới điện quá tải
 
Tính cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và mặt trời, với tổng công suất đặt 4.543,8 MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia. Con số này đã vượt xa so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh (chỉ 850 MW điện mặt trời vào năm 2020). Trong đó, riêng 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hiện có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời, với tổng công suất đặt 2.027 MW. Dự kiến, đến tháng 12/2020, công suất điện gió và điện mặt trời ở 2 tỉnh này sẽ tăng lên 4.240 MW.
 
Trong khi nguồn công suất tại chỗ rất lớn thì nhu cầu phụ tải của Ninh Thuận và Bình Thuận lại rất nhỏ. Theo tính toán cân bằng công suất của Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện quốc gia, tại tỉnh Ninh Thuận từ nay đến tháng 12/2020 chỉ dao động từ 100-115 MW và Bình Thuận từ 250-280 MW. Chính vì vậy, công suất cần phải truyền tải từ 2 địa phương này cũng rất lớn, với Ninh Thuận là từ 1000-2000 MW và Bình Thuận là từ 5.700 - 6.800 MW (bao gồm cả các nguồn điện truyền thống).
 
Theo tính toán, sự phát triển nóng này đã dẫn tới thực trạng đa số các đường dây, TBA từ 110-500 kV trên địa bàn đều quá tải. Trong đó có đường dây quá tải lên đến 360%. Mức mang tải của các đường dây còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
 
Ông Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện quốc gia (A0) cho hay, ngay từ đầu, việc quá tải lưới điện đã được EVN/A0 cảnh báo tới các chủ đầu tư, rất công khai, minh bạch. Hiện nay, EVN/A0 cũng áp dụng mọi giải pháp, sáng tạo, nghiên cứu để tạo điều kiện cho các nhà máy được phát điện ở mức tối đa.
 
Đại diện Cục Điện tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cũng khẳng định, phần lớn các chủ đầu tư điện mặt trời ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận đều đã biết trước việc quá tải lưới truyền tải và phải tiết giảm công suất. Việc cần làm trước mắt là tìm giải pháp để đẩy nhanh các dự án lưới điện truyền tải.
 
Gỡ vướng cho điện gió
 
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GE Renewable Energy về thị trường điện gió Việt Nam ông Jerome Pecresse đánh giá cao tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam và cho rằng Việt Nam đã có một bước tiến đáng kể trong việc phát triển năng lượng mặt trời và gió.
 
Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất điện gió 800 MW năm 2020 và đạt 6 GW vào năm 2030. 
 
Theo số liệu của Bộ Công Thương tính đến cuối tháng 6 năm 2019, tổng công suất lắp được các dự án điện điện mặt trời khoảng hơn 4GW, con số này lớn hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.
 
Việt Nam đã có nhiều điện mặt trời hơn các nước khác, đồng thời tiềm năng phát triển điện gió của Việt Nam có thể xem là lớn nhất trong khu vực, lợi thế về đường bờ biển dài cũng như chất lượng gió để phát triển điện gió trên bờ, gần bờ hay ngoài khơi xét về dài hạn.
 
Ông Jerome Pecresse cho biết: hiện nay quy trình phê duyệt dự án vào Quy hoạch phát triển điện được xem là một trong những nút thắt cần tháo gỡ
 
Tuy nhiên, ông Jerome Pecresse cho biết, hiện nay quy trình phê duyệt dự án vào Quy hoạch phát triển Điện được xem là một trong những nút thắt cần phải tháo gỡ. “Nếu có thể đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án thì điện gió cũng như năng lượng tái tạo sẽ đóng góp được nhiều hơn cho nguồn điện” bởi khi dự án được phê duyệt, chúng ta chỉ mất khoảng 12 - 18 tháng để nhà máy điện gió đi vào vận hành. Một số nhà đầu tư đang sẵn sàng để đổ tiền vào trong những dự án này, ông Jerome Pecresse cho hay.
 
Tuy nhiên, ông Jerome Pecresse cho biết hiện nay quy trình phê duyệt dự án vào Quy hoạch phát triển Điện được xem là một trong những nút thắt cần tháo gỡ
 
Còn theo ông Ashish Sethia, Giám đốc phân tích và cố vấn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tập đoàn Tài chính năng lượng mới Bloomberg, trong tương lai, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ đủ rẻ để cạnh tranh và không cần đến hỗ trợ của Chính phủ. 
 
Vị chuyên gia này cho biết, hiện đã có các hợp đồng mua bán điện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những rủi ro liên quan đến hợp đồng mua bán điện (PPA) vẫn đang là thách thức lớn nhất đối với việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió. 
 
Hợp đồng mua bán điện chuẩn mẫu mà Bộ Công thương đưa ra cho điện mặt trời rất khó cho nhà đầu tư huy động vốn, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài bởi các điều khoản trong đó mang lại rủi ro quá lớn cho nhà đầu tư.
 
Bà Hương Trần, Giám đốc thương mại của Mainstream Renewable Power nhận định, ngoài rủi ro về hợp đồng mua bán điện và vấn đề bao tiêu thì cơ sở hạ tầng cũng là một thách thức lớn. 
 
Cụ thể, các dự án năng lượng tái tạo thường nằm ở khu vực có phụ tải thấp, nhu cầu thấp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Nhận thấy tiềm năng và những giá trị lớn mà điện gió mang lại, nhiều tỉnh, thành đã bắt đầu phê duyệt các dự án nhưng lại chưa có hệ thống lưới điện. Cũng chính vì không có sẵn lưới điện nên việc đấu nối vào các đường dây có điện áp 110 kV và 220 kV rất khó khăn, bên bao tiêu mất thời gian xác định các đường dây truyền tải.
 
Ngoài ra, một dự án điện gió sẽ mất khoảng 18 – 24 tháng mới hoàn thành xây dựng trong khi Nhà nước chỉ cho thời hạn 3 năm xây dựng nhà máy để doanh nghiệp được áp dụng cơ chế FIT nên rất khó để các dự án này được xây dựng và kịp đưa vào vận hành.
Theo: Thời báo CK

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây