EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

Biến rác thải thành điện năng

Thứ hai - 18/03/2019 08:34    Đã xem: 2141    0
Cơ hội biến rác thải thành điện ngày càng lớn ở Đông Nam Á khi lượng rác thải sinh hoạt của khu vực này ngày càng gia tăng.
Hệ thống xử lý rác thải tạo ra điện năng của Công ty H-T Giang San, Long An.
Hệ thống xử lý rác thải tạo ra điện năng của Công ty H-T Giang San, Long An.
Mô hình “điện rác” đang được triển khai thành công tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở Nhật Bản, Bắc Âu...
 
Kinh nghiệm quốc tế
 
Indonesia là “cường quốc rác” ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, những dự án này vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽcủa người dân và các tổ chức bảo vệ môi trường.
 
Chính phủ Thái Lan cũng đã ban hành nhiều chính sách trợ cấp và ưu đãi thuế cho các nhà máy điện rác. Nhưng tương tự như Indonesia, khí thải từ nhà máy đốt rác là vấn đề gây phản ứng tiêu cực từ dân chúng…
 
Mô hình “điện rác” đã thành công ở Bắc Âu. Tại Malmo, thành phố lớn thứ 3 Thụy Điển, có đến 60% lượng điện tiêu thụ và nhiệt cung cấp cho hệ thống sưởi đang được cung cấp từ một nhà máy tái chế rác thải. 
 
Thụy Điển phân loại tốt rác thải đầu nguồn, theo đó mỗi gia đình có 6- 7 thùng rác, khoảng 55% rác trở thành nguyên liệu sản xuất điện, còn lại được tái chế thành sản phẩm khác.
 
Những năm 60, Nhật Bản cũng gặp phải vấn đề ô nhiễm môi trường khi xử lý rác bằng nhiệt, song họ đã khắc phục hậu quả này bằng công nghệ đột phá. Hiện nay, chỉ 1,2% lượng rác thải đô thị ở Nhật Bản được đưa đến các bãi rác, khoảng 70% rác thải được đốt để sản xuất điện.
 
Như vậy, để triển khai thành công mô hình “điện rác”, ngoài việc bảo vệ môi trường, cần có sự phối hợp từ ý thức của người dân, công nghệ xử lý rác thải hiện đại, phân loại rõ ràng và hiệu quả.
 
Mô hình nào cho Việt Nam?
 
Để tránh đi vào vết xe đổ của Thái Lan và Indonesia, chúng ta cần lựa chọn công nghệ hiện đại, thông thường xuất phát từ châu Âu, Nhật Bản.
 
So với điện than, thủy điện…, lợi thế của “điện rác” là nguồn nguyên liệu phong phú, có sẵn; chi phí xây dựng nhà máy không quá lớn. Đơn cử như nhà máy “điện rác” đầu tiên ở Cần Thơ có vốn đầu tư 1.050 tỷ đồng, xử lý 500 tấn rác/ngày, sản lượng điện mỗi năm 60 triệu KWh...
 
Dĩ nhiên, khả năng phân loại rác từ nguồn là quan trọng, nhưng không phải quá phức tạp, ở Thụy Điển, Nhật Bản, Philippines… đã thực hiện bằng cách phát miễn phí thùng rác cho người dân phân loại ngay tại gia đình. 
Khó khăn lớn nhất ở Việt Nam là khan hiếm nhà đầu tư “điện rác” vì khá nhiều rủi ro, quay vòng vốn chậm, đòi hỏi đầu công nghệ cao. Đây là lĩnh vực nhà nước cần tiên phong.
 
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, định hướng đến năm 2020-2021, thành phố tập trung đầu tư 4 nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (1 nhà máy), Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (2 nhà máy) và Khu xử lý chất thải rắn Đồng Ké - huyện Chương Mỹ (1 nhà máy). 

Nguồn tin: Theo: Diễn đàn DN

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây