EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

Định hướng và thực hiện công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất tại Công ty Thủy điện Sông Bung

Thứ năm - 21/10/2021 15:17    Đã xem: 765    0
Theo dữ liệu khảo sát của Havard Business Review năm 2019, đã có 70% tất cả các sáng kiến chuyển đổi số đã không đạt được mục tiêu và nguyên nhân chính không phải là do công nghệ, hay thiếu sáng tạo mà do thiếu định hướng. Nhận diện được sự ảnh hưởng và tầm quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, Công ty Thủy điện Sông Bung đã từng bước xác định hướng đi để thực hiện nhằm đảm bảo công tác chuyển đổi số (CĐS) không những đáp ứng yêu cầu của EVN, EVNGENCO2 mà còn phù hợp với hoàn cảnh và nguồn nhân lực hiện có.
Chuyển đổi số hay là tin học hóa

Tin học hóa là nói đến phần mềm, máy tính, hoạt động độc lập riêng rẽ hoặc kết nối thành mạng giúp tự động hoá một số khâu mà chúng ta đang làm một cách thủ công, ví dụ như phần mềm E-Office, ERP, PMIS… Trong giai đoạn này, thông tin chủ yếu do người sử dụng cung cấp bằng hình thức nhập liệu thủ công (thực hiện số hóa) và từ các thiết bị số.

 
 
CĐS khác Tin học hóa là tạo lên sự thay đổi sâu, rộng hơn về chất từ việc sử dụng, tích hợp công nghệ số để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác.

Nhận thức là CĐS là con đường tất yếu. Tuy vậy, việc nhận diện quá trình đang ở mức “tin học hóa” hay mức độ trưởng thành CĐS sẽ giúp công tác đinh hướng được chính xác hơn. Mục tiêu cụ thể là từ nguồn dữ liệu tin học hóa, CĐS phải giúp chúng ta ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn. Mang lại lợi ích thiết thực nhờ tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, giảm chi phí sản xuất và cuối cùng chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.

 

Định hướng và thực hiện CĐS trong lĩnh vực sản xuất

Thứ nhất, chú trọng nguồn nhân lực

Phổ biến kiến thức CĐS thông qua đào tạo nội bộ từ các các thành viên được tham gia đào tạo CĐS từ EVN, EVNGENCO2 hoặc bên ngoài. Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền CĐS thông qua Website Công ty hoặc chia sẽ dữ liệu các nhóm làm việc. Cơ cấu lại Website và bổ sung mục CĐS nhằm cải tiến chất lượng công tác truyền thông thông qua chỉ tiêu theo dõi lượt truy cập và bài viết mới.

Khuyến khích CBCNV, người lao động tiếp cận công nghệ tiên tiến thông qua hội thảo, đào tạo bên ngoài để mở rộng tầm nhìn, kiến thức và nhận diện nhu cầu thực tế CĐS phần thiết bị, công nghệ. Mặt khác, thành lập Nhóm chức năng CĐS gồm các thành viên có tư duy sáng tạo, nhiệt huyết, thích ứng môi trường CĐS để theo dõi, đánh giá, đề xuất  giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo công cuộc CĐS được vận hành đúng hướng và đáp ứng yêu cầu.

Thứ hai, cải tiến quy trình

Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh công tác nhập dữ liệu trên PMIS và xây dựng phương pháp đánh giá nhằm đảm bảo dữ liệu được đầy đủ và sử dụng được khi CĐS. Ban hành hướng dẫn nhằm đảm bảo công tác CĐS mang lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng quy trình và tuân thủ quy định.    

Tiếp tục thống kê, rà soát các các quy trình, tài liệu nội bộ để cập nhật lên Website thuận tiện cho việc sử dụng tài, tra cứu. Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc số hóa các quy trình nghiệp vụ nhằm tiết kiệm thời gian, sức lao động cho lực lượng vận hành, sửa chữa.

Thứ ba, đổi mới công nghệ

Đánh giá, lựa chọn các sáng kiến về công nghệ phù hợp nhằm tối ưu hóa năng suất làm việc và quản lý thiết bị hiệu quả. Lựa chọn, vận dụng sáng tạo các đề tài sáng kiến CĐS đã được áp dụng thành công có tính tương tự để áp dụng và triển khai. Đặc biệt là các sáng kiến của các Nhà máy thủy điện trong EVN, EVNGENCO2 do đã được áp dụng thành công. Quá trình thay đổi công nghệ CĐS tương đối phức tạp do phụ thuộc nhiều về nguồn lực bên ngoài như mua sắm, phê duyệt và các ràng buộc về thủ tục pháp lý. Do vậy, việc quyết định đầu tư các sáng kiến CĐS về công nghệ cần có lộ trình cụ thể phù hợp với nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác sản xuất.

Bất cứ sự thay đổi hay sáng kiến trong sản xuất, kinh doanh xuất phát từ nhu cầu của khách hàng để mang lại lợi ích cho khách hàng chắn chắn sẽ thành công. Do vậy, chúng ta có có quyền hy vọng về sự thành công của hành trình CĐS lĩnh vực sản xuất khi được định hướng thực hiện theo hành trình nhân lực, quy trình và công nghệ./.
Tấn Phong - TĐSB
Tài liệu tham khảo:
  • Đề án tổng thể chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2020;
  • Hội thảo “Hành trình chuyển đổi số bài học và kinh nghiệm” do EVN tổ chức ngày 29-30/7/2021.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây