Thông thường, hàng năm công đoàn kết hợp với chính quyền, tổ chức cho CBCNV đi tham quan, nghỉ ngơi, du dịch tập thể. Mỗi dịp như vậy, lãnh đạo, người tổ chức, đương nhiên phải lo lắng, vất vả, đơn vị cũng tốn kém, mất nhiều thời gian lao động hơn… Nhưng phần lớn người lao động đều mong được tham gia vì các lợi ích sau:
Hai là, xuất phát từ đòi hỏi của phương thức, phong cách lãnh đạo hiệu quả và nhân văn dựa trên văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp (VHDN). Nếu lãnh đạo, quản trị nguồn nhân lực chỉ dựa trên quyền lực hành chính và kinh tế thì có thể tạo ra năng suất lao động, hiệu quả cao trong một thời gian nhất định, nhưng rất khó tạo ra sự sáng tạo và phát triển bền vững.Một là, xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của người lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp (DN). Người lao động làm việc, cống hiến xuất phát từ nhu cầu khác nhau của bản thân. Trước tiên là nhu cầu sinh lý, sinh tồn, đòi hỏi tổ chức phải đảm bảo cho họ về sức khỏe, môi trường và khả năng lao động, cả vật chất và tinh thần. Sau một thời gian lao động vất vả, nhất là các công việc có tính dây chuyền, đòi hỏi kỷ luật và cường độ lao động cao, việc có những ngày nghỉ ngơi thoải mái, sẽ giúp người lao động phục hồi sức khỏe, lấy lại thăng bằng, xả stress… tiếp thêm năng lượng và động lực làm việc. Tiếp theo, là nhu cầu về sự an toàn và nhu cầu xã hội. Kỳ nghỉ là một hình thức phúc lợi, thể hiện sự đối xử công bằng, được quan tâm chăm sóc, đảm bảo công việc lâu dài đối với người lao động; là điều kiện và cơ hội cho người lao động được bảo vệ, chia sẻ, gắn kết với các thành viên khác, phát triển nhu cầu xã hội của mỗi con người.
Muốn tổ chức, DN có sự phát triển nhân văn, bền vững thì sự lãnh đạo, quản lý phải dựa trên nền tảng VHDN và không làm trái với các triết lý, giá trị cốt lõi của nó. Tổ chức kỳ nghỉ cho người lao động là cơ hội để lãnh đạo thực hiện, nêu gương các giá trị của VHDN, VH tổ chức như nhân ái, chia sẻ, tinh thần đoàn kết… Kỳ nghỉ tập thể cũng tạo cơ hội tốt cho mọi thành viên trong tổ chức hiểu biết nhau hơn, tạo động lực, xây dựng niềm tin từ các giá trị, triết lý cao cả của DN. Vì vậy, tổ chức kỳ nghỉ tập thể không chỉ giải quyết nhu cầu cá nhân người lao động, thực hiện chính sách phúc lợi mà còn là một hoạt động xây dựng và phát triển VHDN.
Ba là, về pháp luật nhà nước không đề ra quy định cụ thể, bắt buộc cơ quan, DN phải tổ chức kỳ nghỉ cho người lao động, nhưng lại có chính sách khuyến khích. Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các công ty tổ chức tham quan du lịch, nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên không phải chịu thuế TNCN. Hơn thế nữa, đây là một biểu hiện DN đã thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, bắt đầu từ người lao động. Người lao động mạnh khỏe, hạnh phúc sẽ tạo ra năng suất và chất lượng cao cho DN.
Lợi ích, giá trị của việc tổ chức kỳ nghỉ cho người lao động có thể lớn hơn nhiều chi phí và thời gian mà DN bỏ ra.
Kỳ nghỉ cho người lao động là một hoạt động xây dựng tổ chức (teambuilding) và VHDN, cần được tổ chức khoa học, hiệu quả, và nhân văn. Công đoàn cần lập kế hoạch trước và trực tiếp quản trị, thực hiện các công việc, nhiệm vụ sau:
* Xác định chủ đề, mục tiêu của kỳ nghỉ: DN cần xác định rõ mục tiêu ưu tiên của kỳ nghỉ là để người lao động phục hồi sức khỏe, nghỉ dưỡng, thư giãn hay kết hợp du lịch thăm quan khám phá và tổ chức các hoạt động nhóm và xây dựng VHDN.
* Xác định tiêu chuẩn, cơ chế và thành phần đoàn đi. Công việc này cần thực hiện công tâm, cẩn thận, công bằng, không để xảy ra, thắc mắc… Kinh phí là vấn đề cần được giải trình công khai, minh mạch, có quy chế rõ ràng, cụ thể. Theo quy định, mọi thành viên trong tổ chức đều có quyền lợi và tiêu chuẩn – mức phúc lợi như nhau sẽ tạo được sự đoàn kết, thống nhất. Đi nghỉ mát, vui chơi mà cũng phân chia chế độ theo cấp bậc thì rất khó tạo ra sự dân chủ, đoàn kết trong nội bộ. Với mục tiêu xây dựng VHDN, việc mời cả gia đình các thành viên đi cùng sẽ đem lại thêm nhiều niềm vui và giá trị gia tăng. Nhưng với mục tiêu hoạt động teambuilding, tăng cường giao tiếp với các thành viên mới, thì tiêu chuẩn nhập đoàn có thể chỉ là các thành viên tổ chức. Một tổ chức có thể thực hiện luân phiên cả hai cách.
* Xác định nơi đến và lựa chọn dịch vụ. Khi đã xác định được kinh phí, định mức chi, thì người tổ chức có thể “liệu cơm gắp mắm” xác định nơi đến, phương tiện đi… trên cơ sở tham khảo ý kiến của các thành viên. Sau đó, lãnh đạo sẽ quyết định, căn cứ vào chủ đề, mục tiêu chuyến đi và khả năng tài chính của DN.
Tổ chức các hoạt động chung, sinh hoạt cộng đồng tại nơi nghỉ là công việc trọng tâm quyết định chất lượng, hiệu quả chuyến đi. Một kỳ nghỉ cho người lao động thường có 3 mục tiêu và nội dung chính: (1) họp hành tổng kết và các hoạt động chung của cơ quan như đào tạo, tham quan tập thể, (2) các hoạt động ăn uống, thể thao, văn nghệ, trò chơi do cơ quan tổ chức, (3) các hoạt động sinh hoạt tự do của cá nhân và gia đình họ.
Theo tôi, kỳ nghỉ của người lao động hãy để người lao động trổ tài, có dịp cho các hạt nhân văn nghệ, thể thao…, cống hiến và nhận phần thưởng… Mọi thành viên đều hào hứng tham gia, tạo dựng và lan tỏa niềm vui và các giá trị của DN.
Tóm lại, tổ chức kỳ nghỉ cho người lao động không chỉ vì yêu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi mà còn là một dịp tốt để xây dựng VHDN, củng cố và phát huy sự chân thành, đoàn kết và các giá trị khác của DN sao cho thực hiện tốt nhất tiêu chí an toàn, vui, khỏe, hạnh phúc.
Nguồn tin: Tạp chí Điện lực, chuyên đề Quản lý và Hội nhập
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn