EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

Nhiệt điện Hải Phòng áp dụng phần mềm PMIS để quản lý và khắc phục khiếm khuyết các tổ máy

Thứ hai - 22/07/2024 22:58    Đã xem: 198    0

Thấu hiểu tầm quan trọng đặc biệt của chuyển đổi số (CĐS) với ngành Điện, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) nói chung và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (HND) đã chủ động những bước đi tiên phong trong nỗ lực thực hiện CĐS. Với bốn 04 tổ máy nhiệt điện đốt than, CĐS không chỉ giúp Công ty tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu lực quản lý mà còn nâng cao độ tin cậy, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn điện trong sinh hoạt và sản xuất.

Hình 1: Danh mục khiếm khuyết của Phân xưởng Nhiên liệu

Chuyển đổi số hoàn chỉnh là quá trình chuyển đổi, ứng dụng công nghệ số và sáng tạo ở cấp độ hệ thống nhằm thay đổi hoạt động của doanh nghiệp trên môi trường số. Đây là quá trình lâu dài, phức tạp và thường thể hiện ở 03 cấp độ là: (1) Số hóa thông tin; (2) Số hóa quy trình; (3) Chuyển đổi số. Trong giai đoạn 2023 - 2024, HND đã triển khai và thực hiện xong 02 cấp độ (1) và (2) trên nhiều lĩnh vực như: quản trị nội bộ, đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực hạ tầng viễn thông, ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong khai thác và triển khai các dịch vụ ứng dụng CNTT và lĩnh vực sản xuất.

Năm 2024 là một năm thử thách của HND trong lộ trình thực hiện chuyển đổi số. Với những cố gắng và nỗ lực, Công ty đã và đang triển khai một số chương trình và chủ đề chuyển đổi số vào quá trình hoạt động của Công ty. Một trong những ứng dụng tiêu biểu chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất là việc ứng dụng phần mềm quản lý kỹ thuật PMIS trong công tác quản lý và xử lý khiếm khuyết.

Trước đây, khi chưa áp dụng phần mềm PMIS vào công tác kiểm soát và xử lý khiếm khuyết thì các đơn vị sử dụng sổ ghi chép để quản lý và cập nhật khiếm khuyết; do triển khai thủ công nên các đơn vị sửa chữa không theo dõi được danh mục khiếm khuyết online dẫn đến công tác cập nhật, theo dõi tiến độ xử lý không đồng bộ, không liên tục và độc lập theo từng đơn vị. Ngoài ra, việc đánh giá, tổng hợp khiếm khuyết hàng ngày, hàng tháng và cập nhật tình hình, lý lịch thiết bị cũng mất khá nhiều thời gian để thực hiện.   

Để giải quyết các tồn tại, bất cập trên, HND đã triển khai áp dụng từng bước nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu của hệ thống phần mềm PMIS. Trong đó 100% thông tin kiếm khuyết, sự cố, cơ sở dữ liệu về lý lịch thiết bị và vật tư đã được số hóa và cập nhật vào hệ thống phần mềm PMIS để theo dõi, xử lý. Đến nay, các đơn vị trong công ty đã theo dõi và kiểm soát được danh mục các khiếm khuyết phát sinh hàng ngày trên từng Tổ máy mà không cần phải trực tiếp đến Phòng Điều khiển trung tâm. Công tác tổng hợp, đánh giá, xử lý danh mục khiếm khuyết của các đơn vị được kiểm soát một cách khoa học và thống nhất trong toàn Công ty; ngoài ra, việc cập nhật lý lịch thiết bị gắn liền với khiếm khuyết hàng ngày được cập nhật liên tục, kịp thời, giúp nâng cao hiệu quả quản lý kỹ thuật.

 
Hình 2: Danh mục khắc phục sự cố của tổ máy

Việc áp dụng phần mềm PMIS trong công tác quản lý, xử lý khiếm khuyết của các đơn vị trong Công ty đã đạt những kết quả đáng khích lệ. HND đang phối hợp với các đơn vị liên quan đồng bộ cơ sở dữ liệu từ phần mềm PMIS vào cơ sở dữ liệu của phần mềm ứng dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp để thực hiện số hóa các biên bản, hồ sơ khắc phục khiếm khuyết, quản lý vật tư thiết bị... Bên cạnh đó, Công ty đang triển khai tổ chức chương trình tham quan học tập các nhà máy điện thuộc EVN đã ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong sửa chữa theo phương pháp RCM vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ những thành công bước đầu và nỗ lực của lãnh đạo và toàn thể người lao động , Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng tự tin sẽ chuyển dần hoạt động sang mô hình doanh nghiệp số vào năm 2025.

Việt Anh - HND

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây