EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

Ninh Thuận “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư điện gió

Thứ năm - 25/10/2018 11:21    Đã xem: 1693    0
Với 12 dự án điện gió được phê duyệt, trong đó 4 dự án đã triển khai, Ninh Thuận đang trở thành một trong những địa phương đi đầu về phát triển điện gió. Có được điều này đều là nhờ chủ trương “trải thảm đỏ” đón các nhà đầu tư của địa phương này.
Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển điện gió. I.T
Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển điện gió. I.T
Biến gió thành điện
 
Với đặc thù thời tiết nhiều nắng và gió, từ nhiều năm qua, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng mời gọi đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; chủ động triển khai xây dựng quy hoạch điện mặt trời; tập trung rà soát tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện gió…
 
"Ninh Thuận ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, công nghệ hiện đại và có quyết tâm cao nhất thực hiện các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn. Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với các nhà đầu tư giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng” ông Phạm Văn Hậu cho biết.
 
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 19 dự án điện gió đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đồng ý bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực. Trong đó, có 16 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư với quy mô công suất khoảng 1.154MW và tổng vốn đăng ký sấp xỉ 37.000 tỷ đồng.
 
Hiện có 4 dự án đã khởi công và dự tính đưa vào sử dụng, hoàn thành trong năm 2018; 6 dự án đang tích cực hoàn tất thủ tục để khởi công trong năm 2018...
 
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Ninh Thuận là khu vực có tiềm năng phát triển điện gió lớn nhất cả nước. Tốc độ gió trung bình ở độ cao 65m, đạt 7,25m/s, bảo đảm cho turbin gió phát điện ổn định. Chia sẻ với chúng tôi, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cho biết, lợi thế này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
 
Đến thăm dự án điện gió Đầm Nại (công suất 40MW) tại huyện Ninh Hải và Thuận Bắc do Công ty cổ phần Điện gió Đầm Nại làm chủ đầu tư, chúng tôi được biết, hiện 3 turbin, tổng công suất hơn 6MW đã được đưa vào hoạt động. Dự kiến, toàn bộ dự án sẽ hoàn thành trong năm 2018. Nay mai, những “cối xay gió” này sẽ biến gió thành điện. Ngoài Đầm Nại, các dự án khác cũng đang được thực hiện khẩn trương để đưa gió thành nguồn năng lượng mới, phát điện trong năm 2018.
 
Với dự án điện gió Trung Nam, ông Trần Đức Xuyên - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam, cho biết: “Sau khi giai đoạn 1, Công ty đã quyết định đầu tư gần 9.000 tỷ đồng triển khai kết hợp giữa điện gió và điện mặt trời tại xã Bắc Phong, Lợi Hải, huyện Thuận Bắc. Dự kiến tháng 6.2019, công trình sẽ hoàn thành, với 40 trụ điện gió và 700.000 tấm pin năng lượng mặt trời… Đây là dự án năng lượng tái tạo kết hợp gió và mặt trời với tổng công suất 309,75MW, lớn nhất và lần đầu tiên xây dựng tại Việt Nam”.
 
Hiện thực hóa giấc mơ
 
Theo quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn 2030 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, tỉnh sẽ phát triển các dự án điện gió, với tổng công suất 1.429MW. Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo khung quy định của Chính phủ.
 
Tôi hiểu rằng, Ninh Thuận đang trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư điện gió. Có thể kể đến một số ưu đãi cụ thể như: Chủ đầu tư dự án được miễn tiền thuê đất, được áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt quá trình thực hiện dự án; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Đồng thời, được miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu...
 
Ông Phạm Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, ngày 31.8.2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP về thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023. Tiềm năng lớn, lại có những cơ chế chính sách hỗ trợ đặc thù của Chính phủ, Ninh Thuận đã thực sự sẵn sàng trở thành trung tâm điện gió nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung của cả nước.
 
Các dự án điện gió, điện mặt trời sau khi đi vào hoạt động thương mại sẽ đóng góp rất lớn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Nguồn tin: Theo: Báo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây