Cũng theo ông Hoàng Quốc Vượng, để đảm bảo phục vụ nền kinh tế tăng trưởng 7%/mỗi năm trong giai đoạn tới, dự tính công suất nguồn của hệ thống điện đến năm 2025 lên đến 96.000 MW, gấp đôi con số hiện nay. Tuy nhiên, trong vài năm qua, hầu hết các dự án lớn đều chậm tiến độ, như hơn 10 dự án BOT do tư nhân đầu tư, kéo theo rất nhiều khó khăn cho cung ứng điện khoảng sau năm 2021.
Đáng ngại hơn, hiện nay nhu cầu về năng lượng xanh được nói đến nhiều, trong khi khả năng thanh toán, chi trả thì rất hạn chế, tạo ra sức ép lớn cho ngành Điện. “Đi đến đâu cũng nghe không được làm điện than. Nay để xây dựng một nhà máy điện than rất khó. Địa phương mà có lựa chọn là họ nói không. Nhưng ở các nước Nhật, Mỹ, họ đóng các nhà máy cũ, nhưng vẫn làm các dự án điện than mới”, ông Vượng chia sẻ.
Cùng với đề xuất cần có nghị quyết của Đảng để đưa ra định hướng lớn về phát triển năng lượng từ nay tới năm 2030, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng kiến nghị Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo về phát triển năng lượng để giải quyết các vấn đề cụ thể, phát sinh trong thực tiễn, nhằm đẩy nhanh các dự án lớn, tương tự như cách làm với Thuỷ điện Sơn La trước đây.
Theo đánh giá của Tổng Bí thư, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã khắc phục được nhiều khó khăn, vững vàng, bản lĩnh vượt qua, phát triển và chuyển biến tích cực. “Với khí thế mới, ý chí quyết tâm xốc lại đội ngũ cán bộ, ngành Công Thương sẽ không bằng lòng với những gì đã làm được, vươn lên hơn nữa, xứng đáng là Bộ chiếm hai trong 4 trụ cột của đất nước”, Tổng Bí thư nói.
Nguồn tin: Ban Biên Tập Ban QHCĐ/EVN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn