Mô hình VT& CNTT cho Nhà máy Sông Bung 4 và các TTĐK xa
Cuộc cách mạng 4.0 đã có những tác động sâu rộng lên toàn bộ đời sống xã hội Việt Nam nói riêng, toàn cầu nói chung. Những năm gần đây Đảng, Chính phủ đã có những chỉ đạo, hành động mạnh mẽ trong lĩnh vực CĐS nền kinh tế và xã hội, vận hành bộ máy hành chính trong các Tập đoàn, Doanh nghiệp. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã lấy chủ đề CĐS làm mục tiêu năm 2021. TĐSB là chi nhánh hạch toán phụ thuộc EVNGENCO2 đã nhận được những chỉ đạo từ Ban chỉ đạo CĐS và đã có những bước triển khai nhận thức, thực hiện để đáp ứng yêu cầu, xu thế CĐS trong toàn EVNGENCO2.
Bước đầu kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo CĐS và ứng dụng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của TĐSB theo Quyết định số 380/QĐ-TĐSB ngày 29 tháng 10 năm 2021 đã được đưa ra, với các nội dung phân công rõ các lĩnh lực cần phải tập trung thực hiện như: CĐS trong lĩnh vực Quản trị; Đầu tư xây dựng; sản xuất và CMCN 4.0; VT&CNTT; Truyền thông và chuyển đổi nhận thức, đã trở thành phương hướng, nhiệm vụ cho Tổ giúp việc tham mưu, tổng hợp, các phòng ban định hướng thực hiện công tác CĐS đến cấp phòng ban liên quan cùng thực hiện.
Dựa trên các chỉ đạo, các đề án EVNGENCO2 triển khai thực hiện giao đến các Công ty thành viên, Ban chỉ đạo đã tổ chức nhiều cuộc họp, thảo luận rà soát tình hình áp dụng các phần mềm, các ứng dụng số hiện tại như: PMIS, HMRS, ERP, D-OFFICE, E-LEARNING…; Hệ thống DCS, hệ thống hạ tầng VT&CNTT tại 02 nhà máy và Trụ sở điều hành Công ty để đưa ra các bước triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Trong công tác nhập số liệu liên quan (thông số vận hành, module thông số đặt tính vật tư thiết bị, vật tư dự phòng) đến ứng dụng quản lý kỹ thuật PMIS cũng rất khẩn trương hoàn thành và được Tổng công ty đánh giá hoàn thành yêu cầu.
TĐSB quản lý vận hành 02 nhà máy thủy điện Sông Bung 2 và Sông Bung 4, quản lý và khai thác tòa nhà trụ sở điều hành các nhà máy thủy điện của EVNGENCO2 tại Đà nẵng nơi có chủ trưởng hình thành trung tâm điều khiển giám sát tập trung các nhà máy điện tại đây, vì vậy Công ty xác định nội dung thực hiện CĐS cho khối vận hành sản xuất điện tập trung tại Nhà máy và trung tâm Điều khiển giám sát từ xa là trọng tâm công việc.
Để có các Nhà máy điện số thông minh, vận hành tin cậy Công ty sẽ tổ chức nhiều cuộc hội thảo, training giới thiệu các giải pháp, chuyên đề để nhìn nhận lựa chọn phương pháp thực hiện CĐS tối ưu nhất tại các nhà máy và Trung tâm điều khiển giám sát từ xa như: Phương án xây dựng mô hình hạ tầng mạng truyền thông; Xây dựng hạ tầng dữ liệu sản xuất tập trung (HTDLSXTT) bao gồm Cấu trúc HTDLSXTT lớp nhà máy và Cấu Trúc HTDLSXTT trung tâm; Triển khai Phân hệ quản lý vận hành sản xuất (QLVHSX) lớp Nhà máy Thủy điện (NMTĐ) bao gồm các module Vận hành Sản xuất, Giám sát hồ đập, Sức khỏe Thiết bị - Bảo trì.
Mô hình VT& CNTT cho Nhà máy Sông Bung 2 và các TTĐK xa
Ban giám đốc, Ban chỉ đạo, toàn thể nhân viên TĐSB đã xem CĐS là một cơ hội cho toàn Công ty thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, tăng thu doanh thu, thu nhập, nâng cao hình ảnh đơn vị. Tuy nhiên bên cạnh cơ hội trước mắt Công ty cũng thực hiện nhận diện các thách thức, rủi ro khi thực hiện như: Lực lượng lao động, nhất là đội ngũ lao động trong lĩnh vực CNTT phải được đào tạo để có kiến thức chuyên môn sâu, trình độ cao; Thiết bị công nghệ phải có tầm nhìn sâu rộng trong việc lựa chọn, đầu tư thiết bị, công nghệ, ứng dụng để đáp ứng độ tin cậy, tính bảo mật khi thực hiện Nhà máy điện số tránh trường hợp thiết bị hỏng hóc, lỗi thời, mất cắp thông tin…Gây lãng phí tài chính, thiệt hại khôn lường; Phải cân nhắc, tính toán giữa chi phí tài chính phải bỏ ra để mang lại mục đích lợi ích thực sự của CĐS, tránh CĐS giữa chừng, CĐS làm theo kiểu phong trào dẫn đến thất bại trong CĐS./.
Nguyễn Hồng Hiến - TĐSB