EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

EVNGENCO2

EVNGENCO2

Tổng công ty phát điện 2

Sự khác nhau giữa “Số hoá” và “Chuyển đổi số”

Thứ tư - 29/12/2021 08:12    Đã xem: 3510    0
Hiện nay, thuật ngữ “Số hóa”, “Chuyển đổi số” vẫn còn gây nhầm lẫn trong cách định nghĩa và cách hiểu của nhiều người. Và việc phân biệt các khái niệm này rất quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định áp dụng như thế nào, mức độ ưu tiên ra sao đối với chiến lược phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Tiếp theo là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 với đặc trưng là sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Từ 1969, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ để tự động hóa sản xuất, mang lại giá trị rất lớn cho ngành công nghiệp thế giới.

Để có thể phát huy sức mạnh dữ liệu sản xuất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 cũng như kết hợp thông minh, hiệu quả cả chiều rộng và chiều sâu các công nghệ trong toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hình thành là điều tất yếu trong kỷ nguyên số của nhân loại. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là: Điện toán đám mây (Cloud), Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data)…v…v. Hiện nay, các thuật ngữ “Số hóa”, “Chuyển đổi số” có thể gây nhầm lẫn trong cách định nghĩa và cách hiểu. Vì vậy việc phân biệt các khái niệm này là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng như thế nào, mức độ ưu tiên ra sao đến chiến lược phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Định nghĩa số hóa

Số hóa tồn tại dưới hai hình thức, đó là Số hóa dữ liệu (Digitization) và Số hóa quy trình (Digitalization). Đây là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Số hóa dữ liệu là hình thức sử dụng các công nghệ kỹ thuật số chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý hay analog sang định dạng kỹ thuật số. Số hóa quy trình là việc sử dụng các dữ liệu đã được chuyển sang định dạng kỹ thuật số để cải thiện qui trình vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp. Về bản chất, Số hóa Quy trình là cấp phát triển cao hơn, đã có bao hàm yếu tố Số hóa dữ liệu để làm thay đổi cách làm hiện tại, mang lại hiệu quả cao hơn. Trong thực tế, các Nhà máy điện đã số hóa dữ liệu sản xuất và số hóa quy trình. Với việc áp dụng này, sẽ giúp cho Nhà máy tiết kiệm chi phí lưu trữ, tiết kiệm thời gian tìm kiếm, chia sẻ thông tin nhanh chóng, tăng cường khả năng bảo mật thông tin, quản lý tối ưu. Và đặc biệt sẽ là một bước đệm cho lộ trình Chuyển đổi số sau này.

Định nghĩa Chuyển đổi số

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Là quá trình ứng dụng Số hóa và Số hóa quy trình vào công việc sản xuất kinh doanh nhằm quản lý tổ chức hiệu quả và tạo ra các giá trị mới. Cụ thể hơn là việc triển khai một loạt những thay đổi về công nghệ và con người, thay đổi toàn diện của mô hình và tổ chức kinh doanh để tái cấu trúc cách thức hoạt động, từ đó tạo ra những cơ hội và giá trị mới cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số được hiểu là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, tận dụng công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp những giá trị mới cho khách hàng, từ đó tăng vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.


Sự giống và khác nhau giữa số hoá và chuyển đổi số

Với các định nghĩa như vậy thì Số hóa và Chuyển đổi số có các mối quan hệ tương đồng, bổ trợ lẫn nhau và tương ứng với từng giai đoạn khác nhau. Nếu xem Số hóa bao gồm Số hóa dữ liệu và Số hóa quy trình là bước thứ nhất, thứ hai thì Chuyển đổi số sẽ là bước thứ ba trong công cuộc bứt phá của doanh nghiệp trong nền kinh tế 4.0.



Số hóa giống Chuyển đổi số ở khía cạnh áp dụng công nghệ nhằm cải thiện quy trình vận hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với Số hóa, Chuyển đổi số đòi hỏi quy trình làm việc và toàn bộ nguồn nhân lực phải được nâng cấp để trở nên linh hoạt hơn, thành thục về công nghệ hơn. Chuyển đổi số là một nỗ lực cần có lộ trình, kế hoạch chi tiết và cần rất nhiều thời gian để thực hiện. Không như Số hóa, Chuyển đổi số sẽ hoàn thiện với nhiều dự án khác nhau.

Số hóa có thể thu được lợi ích hiệu quả khi dữ liệu Số hóa được sử dụng để tự động hóa các quy trình và cho phép khả năng truy cập tốt hơn, nhưng Số hóa không tìm cách tối ưu hóa các quy trình hoặc dữ liệu. Còn Chuyển đổi số là chuyển đổi mô hình kinh doanh sang mô hình kỹ thuật số. Chuyển đổi số đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số để biến đổi các quy trình, thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh. Nếu Số hóa là sự chuyển đổi dữ liệu thì Chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu chuyển đổi đó để phân tích, thay đổi qui trình vận hành, đưa ra những chiến lược, mô hình kinh doanh phù hợp.
 
Tiêu chí Số hóa Chuyển đổi số
Định nghĩa - Là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số.
- Số hóa giúp việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn
- Số hóa là một phần của quá trình chuyển đổi số
- Là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho doanh nghiệp.
– Chuyển đổi số dựa trên những ứng dụng công nghệ mới (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…. Để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình thực hiện, văn hóa của doanh nghiệp.
Yếu tố con người - Cần nhân sự giỏi về công nghệ thông tin để xây dựng, quản lý và duy trì hệ thống lưu trữ trên môi trường Internet cho doanh nghiệp. - Cần sự tham gia của toàn bộ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, không phải chỉ cấp quản lý mới tham gia vào quá trình này.
Thời gian thực hiện Thời gian ngắn vì phụ thuộc vào lượng thông tin, hạ tầng và năng lực nhân sự. Tối thiểu từ 3 - 5 năm vì cần thay đổi mô hình kinh doanh, vận hành và tư duy làm việc của nguồn nhân lực
Chuyển đổi số cần nghiên cứu kỹ lưỡng vào có kế hoạch chi tiết trước khi thực thi.

Như vậy, sự khác biệt giữa Số hóa và Chuyển đổi số thể hiện rõ nhất ở điểm: số hóa là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số, nhằm đưa các thông tin lưu trữ ở dạng vật lý sang kỹ thuật số. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tư duy và mô hình kinh doanh để ứng dụng những lợi ích mà Số hóa dữ liệu và Số hóa quy trình mang lại, giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất công việc. Từ đó có thể tạo ra nhiều giá trị mới cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân biệt rõ ràng hai định nghĩa Số hóa và Chuyển đổi số để có một tầm nhìn và quyết định chính xác nhất. Ngoài ra, việc Số hóa và Chuyển đổi số nói chung sẽ luôn là một hành trình đầy gian nan và đòi hỏi nhiều nỗ lực của toàn bộ doanh nghiệp từ nguồn nhân lực đến lộ trình phù hợp./.
 
Dương Minh Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây